Văn khấn thần tài thổ địa và 5 điều cần lưu ý khi thờ cúng thần tài thổ địa

20-12-18

Văn khấn thần tài thổ địa như thế nào là chuẩn? Và khi thờ cúng thần tài, thổ địa trong nhà thì phải thực hiện như thế nào thì chuẩn. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn

Văn khấn thần tài thổ địa như thế nào là chuẩn? Và khi thờ cúng thần tài, thổ địa trong nhà thì phải thực hiện như thế nào thì chuẩn để rước tài lộc bình an vào nhà? Hãy để các chuyên gia về phong thủy hướng dẫn các bạn nhé.

Văn khấn thần tài thổ địa và 5 điều cần lưu ý khi thờ cúng thần tài thổ địa

Theo tục lệ xưa để lại, cứ vào ngày mồng Một và chiều tối ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt… .

Văn khấn thần tài thổ địa

Bài khấn khi thắp nhang tại ban thờ thần tài, thổ địa

– Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…… Ngụ tại………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Đồ lễ đặt trên ban cúng

Thông thường người làm kinh doanh thờ Thần Tài hay làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không làm ở đình, chùa. Nếu cúng ở nhà riêng họ thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban. Nhưng tốt nhất cúng ở nhà riêng thì nên đặt mâm cúng trong nhà.

“Lễ cúng Thần Tài chỉ cần đơn giản, lễ vừa phải, không xa xỉ, lãng phí. Đa phần chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch, lợn hoặc gà quay. Nhìn chung tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài to hơn cả cúng tất niên là không cần thiết”, ông Hùng Vĩ nhấn mạnh.

Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.

Loading...

Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

Khi cúng Thần Tài – Ông Địa người ta thường cúng nhiều thứ, nhưng có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt. Thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi….

Gia chủ nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài – Ông Địa, người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương – Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt).

Một vài lưu ý khi thờ cúng thần tài thổ địa trong nhà

Tượng Thần Tài: hiện tại, Tài Thần được làm từ nhiều nguyên liệu, phổ biến nhất là gốm sứ, ngọc, đá, dồng. Trong đó, đồng tinh khiết là nguyên liệu tốt nhất vì mang trong mình linh khí của đất trời, ẩn chứa tiềm tàng qua nhiều năm hun đúc, rất có lợi cho chiêu tài.

Làm lễ khai quang: bất cứ vật phẩm phong thủy nào cũng đều phải làm lễ khai quang thì mới có tác dụng, nên Thần Tài cũng vậy. Thần Tài ở các cửa hàng dịch vụ càng nên làm lễ vì Thần sẽ phát ra linh khí khiến cho công việc thuận lợi, thu hút khách hàng.

Dùng thêm đạo phù: đối với cửa hàng dịch vụ, ngoài việc chiêu tài thì còn phải hóa sát và tăng cường vận khí vì việc làm ăn chủ yếu dựa vào trạng thái tinh thần của khách hàng. Bên cạnh Thần Tài, hãy dùng thêm phù chú để cửa hàng sáng sủa, có nhiều linh khí. Nên dùng phù chú gỗ đào.

Bày Văn Thần Tài: Thái Bạch tinh quân và Tam đa Phúc Lộc Thọ là văn Thần Tài rất được hoan nghênh ở các cửa hàng, nhất là cửa hàng dịch vụ. Tính chất của Văn Thần Tài là nhẹ nhàng, khoan hòa, rước may mắn vào cửa, rất phù hợp với cửa hàng dịch vụ.

Bày Võ Thần Tài: Võ Thần Tài có Quan Công và Triệu Công Minh, mỗi vị trấn giữ một phương. Thờ Quan Công thì ở phía Nam, thờ Triệu Công Minh thì ở phía Bắc.

Lưu ý khi thờ Võ Thần Tài: Lư hương và đế đèn phải bằng gốm sứ vì họ là nhân vật lịch sử. Có thể dâng lễ hoa quả, ngày Tết còn có thể dâng rượu thịt. Không thờ hai Võ Thần Tài ở cùng một chỗ, càng không nên thờ cùng Phật. Tượng Thần Tài phải hướng ra ngoài mới có tác dụng trừ tà, chiêu tài.

Lưu ý khi thờ Thái Bạch tinh quân: Lư hương và đế đèn phải làm bằng đồng vì Thái Bạch tinh quân là thần tiên trên trời. Nên cúng đồ ngọt và bày thêm thực vật xanh tốt ở ban thờ. Đặt ban thờ Thần Tài  tuyệt đối không được đối diện cửa chính thì mới tăng tài, bình an.

Thắp nhang liên tục trong 100 ngày sau khi lập ban thờ Thần Tài – Ông Địa Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang thơm Ấn Độ. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang.

Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập:Nếu bạn chọn nhang Ấn Độ để cúng thần tài, ông Địa thì nên chọn nhang hương trầm, nhang nguyệt quế vì hương trầm được làm từ bột trầm rất quý và nguyệt quế được làm từ tinh dầu hoa nguyệt quế mang lại tài vượng rất hợp để cúng ông Địa cầu tài cầu lộc. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.

Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa: Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn. Hoa trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa nên luôn là hoa tươi và có hương thơm lâu.

Chăm sóc thường xuyên cho bàn thờ Thần Tài – Ông Địa:  Bàn thờ Thần Tài – Ông Địa tuy để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, nên bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin.

Loading...