Trọng tài bóng đá chạy bao nhiêu km?

13-04-21

Trên sân bóng đá, không chỉ cầu thủ phải di chuyển liên tục mà các trọng tài cũng phải chạy theo quả bóng để quan sát rõ nhất các tình huống xung quanh. Chính vì vậy, khối lượng vận động của các vị vua áo đen không hề ít, thậm chí ngang ngửa hoặc hơn […]

Trên sân bóng đá, không chỉ cầu thủ phải di chuyển liên tục mà các trọng tài cũng phải chạy theo quả bóng để quan sát rõ nhất các tình huống xung quanh. Chính vì vậy, khối lượng vận động của các vị vua áo đen không hề ít, thậm chí ngang ngửa hoặc hơn cả cầu thủ. Nhưng chính xác thì trọng tài bóng đá chạy bao nhiêu km? Hãy cùng MITOMTV tìm hiểu thông qua bài viết sau:

Loading...

Trọng tài bóng đá chạy bao nhiêu km?

Trọng tài bóng đá chạy bao nhiêu km?

Theo quy định mới của FIFA, các trọng tài phải theo sát diễn biến của pha bóng ở khoảng cách trong bán kính 15m. Với tốc độ luân chuyển của bóng, nó có thể lên xuống và không ngừng và trọng tài đương nhiên phải chạy theo không ngừng. Theo thống kê, một trọng tài ở Premier League phải chạy trung bình 10,1 km/trận, không thua kém bất cứ một cầu thủ nào.

Premier League có đặc thù là giải đấu ưa tốc độ, ưa bóng nhanh nên tỷ lệ thuận với quãng đường di chuyển của những thành viên trên sân. Ở các giải đấu khác, quãng đường di chuyển cũng rút ngắn rất nhiều.

Đơn cử như ở Champions League, một trọng tài hoàn thành nhiệm vụ “chỉ” phải chạy 9,5km/trận. Ở Serie A thì là 9 km/trận, La Liga 9,9 km/trận…

Trọng tài có bao giờ ngất trên sân vì chạy nhiều?

Trọng tài có bao giờ ngất trên sân vì chạy nhiều?

Trọng tài cũng là con người nên chuyện không đảm bảo sức khỏe xảy ra không hiếm. Không nói đâu xa, tại V. League, khu vực trũng của bóng đá thế giới, trọng tài dù không phải chạy quá nhiều như ở các giải châu Âu nhưng cũng bị yêu cầu mức cao so với mặt bằng chung.

Rất nhiều trọng tài đã không vượt qua được buổi kiểm tra thể lực đầu mùa giải. Đơn cử như ở mùa này, có đến 4 trọng tài bỏ cuộc khi tham gia thử thách 10 vòng sân bắt buộc và tăng tốc 10 lần trong 1 phút. Chính vì thế, các trọng tài phải luôn giữ sức khỏe mới có thể theo nghề.

Kể cả khi đã vượt qua được buổi sát hạch, lúc vào thực chiến, cũng có nhiều tình huống dở khóc dở cười. Chuyện trọng tài bị chuột rút vì khởi động không kỹ xảy ra thường xuyên. Chính vì thế FIFA mới quy định có trọng tài thứ 4, vừa để lo những thủ tục bên ngoài sân nhưng cũng sẵn sàng làm người thay thế nếu 1 trong 3 trọng tài chính gặp vấn đề.

Để có thể tìm hiểu rõ hơn và quan sát các trọng tài bóng đá thì bạn nên thường xuyên xem bóng đá trực tiếp để có thể tận mắt chứng kiến toàn bộ diễn biến của trọng tài cũng như trận đấu.

Loading...