Cúng ông Công ông Táo gồm những gì, chuẩn bị như thế nào là đầy đủ nhất

20-12-18

Cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Các bạn đã biết cách sắm đồ lễ, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất chưa? Hãy để chúng tôi hướng dẫn các bạn.

Cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Các bạn đã biết cách sắm đồ lễ, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất chưa? Hãy để các chuyên gia phong thủy hướng dẫn các bạn một cách chi tiết nhất nhé.

Cúng ông Công ông Táo gồm những gì, chuẩn bị như thế nào là đầy đủ nhất

Thần Táo quân gồm 3 người, 03 táo ông và 01 táo bà. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng chạp (tháng 12 âm lịch), thần Táo quân cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trong năm của từng người trong gia đình, nên ngày 23 tháng chạp còn gọi là ngày Tết ông Táo. Ngày nay, vào ngày 23 tháng chạp hàng năm, nhà nhà đều thành kính sắm sửa lễ vật để tiễn ông Táo chầu trời.

Những lễ vật cần chuẩn bị khi cúng ông Công Ông Táo

Lễ vật cúng Táo công truyền thống gồm: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà).

Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Những đồ “vàng mã” như mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo công.

Theo tục xưa, đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ phóng sinh (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng). Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo Gồm những gì?

Thông thường,mâm cỗ cúng ông Công ông Táo truyền thống ở miền Bắc bao gồm rất nhiều món. Trong đó, có các món cơ bản như: Gạo, muối, thịt lợn luộc, bát canh mọc, món xào thập cẩm, giò, xôi gấc, chè kho, hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, bưởi, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc, tiền vàng mã.

Tại miền Nam, tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính theo từng miền, các gia đình có thể làm lễ mặn với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu canh… hoặc lễ chay (với trầu cau, hoa quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn ông Công ông Táo chầu trời.

Đặc biệt, không thể thiếu 3 con cá chép sống thả trong bát nước vì theo quan niệm “cá chép hóa rồng” chính là phương tiện để ông Táo lên trời. Sau lễ cúng, người dân mang cá chép ra phóng sinh tại nơi nước sạch ao, hồ, sông, suối. Đối với những gia đình có trẻ con thì mâm cỗ cúng ông Công ông Táo còn có thêm 1 con gà luộc.

Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Lễ cùng ông Công Ông táo ở 3 miền khác nhau như thế nào?

Miền Bắc cúng cá chép

Ở miền Bắc, có lẽ nét đặc trưng văn hóa khác biệt nhất với 2 miền còn lại trong lễ cúng ông Công, ông Táo chính là việc dùng cá chép làm đồ cúng lễ. Cá chép ở đây có thể là cá chép sống, cũng có thể là cá chép giấy, tùy theo từng gia đình mà có điểm khác biệt.

Người dân thường làm lễ cúng ông Táo từ khá sớm, không nhất thiết phải vào đúng ngày 23 tháng Chạp mà có thể bắt đầu từ ngày 20, muộn nhất là trưa 23. Người miền Bắc ít nơi làm lễ cúng Táo quân vào chiều tối 23 tháng Chạp. Sở dĩ như vậy bởi người ta quan niệm từ 12h ngày 23, các Táo phải bay về thiên đình làm lễ chầu với Ngọc Hoàng, không còn ở dương gian để nhận lễ được nữa.

Trong mâm cỗ cúng Táo quân của người miền Bắc không thể thiếu bộ áo mũ các Táo và cá chép. Tùy theo từng địa phương, từng gia đình mà số lượng cá có sự khác nhau.

Có nhà chỉ dùng 1 con, trong khi có nhà lại cúng tới 3 con cá chép vàng. Cá chép còn sống được đặt bên cạnh mâm lễ vật, sau khi làm lễ xong sẽ được gia chủ đem thả phóng sinh ở nơi sông suối, ao hồ với ngụ ý để cá chép hóa rồng, làm phương tiện đưa các Táo về trời. Ngoài ra, việc phóng sinh cá còn thể hiện tấm lòng nhân đức, muốn tích đức hành thiện của gia chủ.

Miền Trung dâng ngựa giấy cho các Táo về trời

Người dân miền Trung cúng ông Táo rất cầu kỳ. Họ thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ chú không cúng áo mũ vàng mã cho các Táo như người miền Bắc.

Ông Táo trong văn hóa Huế và một số tỉnh lân cận cũng có vị trí cực kỳ quan trọng khi người dân vừa thờ ông Táo trên Trang Ông, vừa lập bàn thờ nhỏ ở bếp.

Cứ vào ngày 30, mùng 1, ngày 14 và ngày rằm hàng tháng, gia chủ sẽ dâng lễ cúng ông Táo với hoa quả, nhang đèn.

Đặc biệt, người phụ nữ miền Trung nết na hiền thảo luôn được căn dặn phải giữ cho bếp núc sạch sẽ, gọn gàng và yên tĩnh.

Vì vậy, lễ tiễn ông Táo về trời ở vùng này cũng rất trọng thể. Dân Huế thường đốt vàng mã và dâng cúng nhiều lễ vật cho các Táo.

Ông Táo cũ được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt bên cạnh các am miếu hoặc gốc cổ thụ cạnh ngã ba đường, sau đó gia chủ làm lễ rước ông Táo mới về nhà. Tượng ba ông Táo mới cũng được rước lên bàn thờ để gia chủ dễ bề hương khói.

Miền Nam tiễn ông Táo về trời vào ban đêm

Loading...

Người miền Nam thường cúng Táo quân vào buổi đêm, trong khoảng từ 20h đến 23h.

Người miền Nam quan niệm, lễ cúng ông Táo chỉ được thực hiện vào thời điểm cuối ngày, sau khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không cần phải dùng đến bếp núc để nấu nướng, phiền hà đến các Táo nữa thì mới có thể làm lễ tiễn Táo về chầu trời.

Cúng ông Công ông Táo ngày 23 của người miền Nam khá đơn giản, gồm có bình hoa tươi, đĩa kẹo “”thèo lèo cứt chuột” làm từ mè đen và đậu phộng, nhang đèn, 3 chung nước nhỏ và đặc biệt là bộ “cò bay, ngựa chạy” – hình giấy con cò và con ngựa dùng để hóa sau khi cúng lễ với mong muốn tiễn Táo về chầu trời nhanh hơn.

Tham khảo thêm: Văn khấn cúng giao thừa ngoài trời và một số lưu ý khi cúng giao thừa

Loading...

Cách đánh lô gan Miền Bắc như thế nào mới đạt hiệu quả cao

Cách đánh lô gan Miền Bắc như thế nào mới đạt hiệu quả cao

12-03-24

Cách đánh lô gan Miền Bắc không khó? quan trọng là bạn có tìm được cách chơi phù hợp hay không mà thôi. Trong bài viết này xosolive

Lô xiên miền Nam là gì? Hướng dẫn cách đánh lô xiên XSMN
Lô xiên miền Nam là gì? Hướng dẫn cách đánh lô xiên XSMN

23-02-24

Cách bắt đề theo tổng điểm – 6 cách bắt đề chuẩn xác nhất
Cách bắt đề theo tổng điểm – 6 cách bắt đề chuẩn xác nhất

15-01-24

Xỉu chủ là gì? Bí kíp bắt xỉu chủ miền Nam dễ trúng
Xỉu chủ là gì? Bí kíp bắt xỉu chủ miền Nam dễ trúng

26-12-23

100+ cách đánh lô ngày nào cũng trúng từ cao thủ
100+ cách đánh lô ngày nào cũng trúng từ cao thủ

07-12-23

Mách bạn phương pháp bắt số đề miền Nam siêu chuẩn xác

Mách bạn phương pháp bắt số đề miền Nam siêu chuẩn xác

26-04-24

Chơi số đề miền Nam đã trở thành ưu tiên của rất nhiều người. Trong quá trình trải nghiệm, người chơi sẽ được học hỏi và tiếp cận nhiều cách tính số đề chuẩn khác nhau

Soi cầu dự đoán xổ số Khánh Hòa 24/4/2024 dễ ăn
Soi cầu dự đoán xổ số Khánh Hòa 24/4/2024 dễ ăn

23-04-24

Con số may mắn tuổi Mão hôm nay ngày 21/4/2024
Con số may mắn tuổi Mão hôm nay ngày 21/4/2024

20-04-24

Nhận định KQXSMB 17/4/2024 thứ 4 soi lô 3 càng chuẩn
Nhận định KQXSMB 17/4/2024 thứ 4 soi lô 3 càng chuẩn

16-04-24

Dự đoán xổ số MN 18/4/2024 thứ 5
Dự đoán xổ số MN 18/4/2024 thứ 5

16-04-24